Tác Hại Của Games



 

Cùng với sự phát triển của game online (trò chơi trực tuyến) trên mạng internet, bệnh nghiện game video ngày càng phát triển, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nghiện game onlien đang dần trở thành vấn nạn mà xã hội chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.
1. Khái niệm về nghiện game
Video trò chơi hiện nay rất phổ biến. Ở Việt Nam, video trò chơi phổ biến nhất là các trò chơi trực tuyến trên internet. Vì thế nghiện trò chơi video đã được đồng nhất với nghiện trò chơi trực tuyến. trong chương này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ nghiện game online để chỉ nghiện game video.
Bệnh nghiện game video được từ điển bách khoa toàn thư của nước Anh định nghĩa là xung động sử dụng máy tính để chơi trò chơi video đến mức cản trở cuộc sống bình thường. Người nghiện game video chơi game quá nhiều, cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội, sự tập chung của họ vào chơi game mạnh hơn tất cả các sự kiện khác trong cuộc sống.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức cảnh báo nghiện games có thể gây rối loạn tâm thần và sớm đưa mã bệnh này vào Bảng phân loại bệnh quốc tế- ICD.
Ngày nay, các nhà tâm thần học trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại của bệnh nghiện game online và cho rằng bệnh này có những đặc điểm của nghiện ma túy, đánh bạc bệnh lý, rối loạn hành vi, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ và rối loạn trầm cảm.

2. Điều kiện gây ra nghiện game online
- Chơi game online liên tục trên 2 giờ mỗi ngày
3. Dịch tễ học.
Theo báo cáo của hội đồng khoa học và sức khỏe cộng đồng của Mỹ, người nào chơi trò chơi trên máy tính quá 2 giờ mỗi ngày được coi là nghiện game máy tính. Học viện nhi khoa Mỹ cũng lấy tiêu chuẩn chơi game quá 2 giờ mỗi ngày để xác định người nghiện game online.
Theo Maressa Orzack (2005), có 40% số người chơi trò chơi World of Warcraft được xác định là nghiện game.
Năm 2006, Mark Griffiths xác định được được tỷ lệ người nghiện game online trong số những người chơi game online ở nước Anh là 12%.
Năm 2007, Michael Cai, cho rằng nghiện trò chơi trên video đã thực sự trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia châu Á, điển hình là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cho rằng 2,4% số người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 9 đến 39 bị nghiện game online, 10,2% số người trong độ tuổi này có nguy cơ bị nghiện game online.
Năm 2007, tổ chức Harris Interactive đã điều tra trên 1187 thanh thiếu niên Mỹ tuổi từ 8 đến 18 về chơi game online. 81% số người được hỏi thừa nhận rằng họ chơi game ít nhất 1 lần trong tháng. Về thời gian chơi game có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nữ chơi game trung bình 8 giờ mỗi tuần, còn nam chơi 14 giờ mỗi tuần. Tỷ lệ nghiện game online được xác định là 8,5%.
Kết quả điều tra của trung tâm nghiện và sức khỏe tâm thần Toronto trên 9000 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 cho thấy 10% số này chơi game từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.
Lược sử
Báo cáo đầu tiên về nghiện game online có từ năm 1994, khi tạp chí Wired lưu ý một số sinh viên chơi game tới 12 giờ mỗi ngày và không còn chú ý gì đến việc học hành.
Bộ quốc phòng Phần Lan cho biết trong thời gian từ năm 2000 đến 2005, có 13 binh sỹ nước này không thể hoàn thành nghĩa vụ quân sự vì nghiện game online.
Tháng 7 năm 2007, tạp chí Perth ở tây Australia báo cáo một trường hợp học sinh nam 15 tuổi, bỏ tất cả các hoạt động khác do mải chơi game RuneScape. Bài báo đã so sành nghiện game với nghiện heroin.
Tháng 4 năm 2008, báo Telegram nước Anh đã khảo sát trên 391 người chơi trò chơi Asheron's Call và thấy rằng 3% bị kích động, mất ngủ, bỏ ăn và mất gần hoàn toàn các mối quan hệ xã hội.
Tháng 8 năm 2005, tờ nhân dân nhật báo Trung Quốc cho rằng có hơn 20 triệu người nghiện game online ở nước này và đề xuất cấm chơi game quá 3-4 giờ mỗi ngày tại các điểm chơi game. Tháng 7 năm 2007, Trung Quốc yêu cầu người chơi game phải đăng ký và buộc các game thủ dưới 18 tuổi phải ngừng chơi tiếp nếu đã chơi đủ 3 giờ mỗi ngày. Trung Quốc cho rằng nếu game thủ chơi quá 3 giờ mỗi ngày thì sẽ bỏ bê 50% các công việc khác, tỷ lệ này lên đến 100% nếu game thủ chơi quá 5 giờ mỗi ngày. Đến năm 2008, nhiều ý kiến đã cho rằng nghiện game online là nguyên nhân hang đầu gây ra bỏ học của sinh viên.
Các triệu chứng có thể có
Người chơi game online có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng của nghiện ma túy. Nhiều người trong số họ tập chung vào game còn nhiều hơn vào các vấn đề khác của cuộc sống. Khi game thủ chơi game nhiều giờ mỗi ngày, họ sẽ lười vệ sinh cơ thể, sút cân, mất ngủ, bỏ bê công việc, tắt điện thoại và nói dối bạn bè về thời gian chơi game.   
Mặc dù đến nay chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho nghiện game online, nhưng hành vi giống nghiện liên quan đến trò chơi trên video, máy tính và internet đang gia tăng ở cả thiếu niên và người lớn. Game thủ sẽ được coi là nghiện game nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên:
• Quan tâm đến game
Người nghiện game tỏ ra quan tâm quá mức tới game online khi phải xa máy tính. Họ mất tập chung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú và luôn nói về game.
• Chơi game liên tục
Người nghiện game tiêu tốn rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Họ có thể bào chữa về việc vào mạng, có thể nói dối để được chơi game.
• Thiếu kiểm soát
Người nghiện game hoặc có nguy cơ nghiện game, không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính. Họ dự định chơi game online trong 15-20 phút, nhưng họ họ không thể ngừng lại như dự kiến mà chơi game liên tục trong nhiều giờ.
• Mất thời gian
Người nghiện game tốn rất nhiều thời gian cho chơi game. Họ thường chơi nhiều giờ mỗi ngày. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm.
• Bỏ bê các công việc khác
Do tốn quá nhiều thời gian đến chơi game, họ bỏ mặc các công việc khác. Họ bỏ mặc các mối quan hệ bạn bè và gia đình, những người rất thân thiết với họ trước đây. Người nghiện game không học bài, không làm bài tập, không hoàn thành công việc ở cơ quan và ở nhà. Các trường hợp nặng, họ sẽ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa.
• Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu
Người nghiện game tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình viết và không chịu đi chữa bệnh (sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game). Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu này.
• Tự vệ
Khi bị hỏi về thời gian chơi game, họ sẽ che dấu sự thật.  Khi game thủ từ chối nói thật về thời gian chơi game, chứng tỏ có điều gì bất ổn. Đặc biệt là các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân dễ dàng nhận thấy bị họ bỏ rơi.
• Sử dụng sai về tiền bạc
Người nghiện game online thường tiêu tốn nhiều tiền để mua máy tính, màn hình, bộ loa. Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mền, phần cứng, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Họ có thể tiêu nhiều tiền để chơi game ở các điểm chơi game công cộng.
• Cảm xúc không ổn định
Cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Trạng thái thất vọng này có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại bền vững cả ngày.
Định nghĩa nghiện game online
• Nhà tâm thần học Michael Brody, đưa ra định nghĩa về game online, theo đó người nghiện game online phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau:
• 1. Người nghiện game online luôn đòi hỏi chơi game ngày càng nhiều để giữ được tình trạng tâm lý hiện tại của mình.
• 2. Nếu không được tiếp tục chơi game online, họ sẽ cáu gắt và cảm thấy rất khó chịu.
• Nói một cách đơn giản thì những người nghiện game online là trở thành cáu kỉnh, có hành vi bạo lực hoặc bị ức chế nếu không được chơi game online trên máy tính. Những trẻ em nghiện game sẽ khóc lóc đòi chơi game, không ngủ, từ chối ăn uống hoặc không chịu làm gì.
• Yếu tố tâm lý
• Không giống như nghiện ma túy, vai trò của yếu tố sinh học là không rõ ràng trong nghiện game online. Vai trò của yếu tố tâm lý là rất lớn trong bệnh sinh của nghiện game. Người nghiện game tìm thấy ở các trò chơi những điều mới mẻ, hấp dẫn cho cuộc sống của họ. Khi chơi game, họ cảm thấy thích thú, dễ chịu hơn. Ánh sáng, màu sắc, âm thanh và nội dung của game có sức quấn hút đối với người chơi game hơn các vấn đề trong cuộc sống thực tại. Dần dần, game ngày càng chiếm ưu thế trong các vấn đề mà họ quan tâm.
• Yếu tố sinh học
• Thực tế cho thấy, chỉ một tỷ lệ nhỏ người chơi game trở thành nghiện game. Khi chơi game, người ta nhận thấy não người chơi có sự tăng giải phóng dopamin, tăng sản xuất các morphin nội sinh. Các chất này tạo lên sự khoan khoái cho người chơi, dần dần họ trở thành nghiện game.
• Ở những người nghiện game, người ta nhận thấy có sự sụt giảm đáng kể nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin tại khe si-nap ở não. Các xét nghiệm tìm kiếm serotonin trong huyết tương và trong dịch não tủy của người nghiện game cũng chứng tỏ điều này. Sự sụt giảm nồng độ serotonin giống với bệnh sinh của trầm cảm, vì vậy người nghiện game có các triệu chứng điển hình của trầm cảm và lo âu. Khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của nghiện game online thuyên giảm rõ rệt. Hiện người ta chưa rõ trầm cảm, lo âu là hậu quả của nghiện game hay là nguyên nhân gây ra nghiện game online.
• Tác hại của game online
• Nhiều người cho rằng chơi game không tác hại bằng nghiện ma túy, nhưng chính game online là nguyên nhân gây đổ vỡ cuộc sống. Trẻ em chơi game 5-6 giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, để làm bài tập hoặc chơi thể thao. Điều này khiến người chơi game không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội. Thực tế cho thấy nhiều game thủ đã 21 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 tuổi. Những game thủ nhiều tuổi hơn thì có thể có các hành động rất liều lĩnh. Họ coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các qui định của pháp luật.
• Các dấu hiệu của nghiện game
• Theo trung tâm hỗ trợ nghiện game online nước Anh, các dấu hiệu của nghiện game bao gồm:
• - Chơi game ngày càng nhiều về thời gian
• - Luôn nghĩ về game trong khi làm các việc khác
• - Người chơi game thoát ly với các vấn đề của cuộc sống thực tại, họ bị lo âu hoặc trầm cảm.
• - Nói dối gia đình và bạn bè để che dấu việc chơi game
• - Cảm thấy bồn chồn khi cố gắng ngừng chơi game
• Hơn nữa, người nghiện gamev có xu hướng bị cô lập về mặt xã hội, mất các mối quan hệ, mất các sở thích đã có trước đây. Nhiều người trong số họ bỏ hoàn toàn các hoạt động khác.
• Tư vấn cho bố mẹ
• Hãy xem con mình có các dấu hiệu sau đây không:
• - Ngây ngô, đần độ khi chơi game và một thời gian sau khi chơi
• - Hậu quả xấu do chơi game (kết quả học tập, các mối quan hệ…)
• - Phản ứng mạnh mẽ khi bị hạn chế thời gian chơi game
• Nếu có thì cần nghi ngờ con mình đã bị nghiện game online.
 Điều Trị nghiện games
• Điều trị nghiện game cũng giống như nghiện ma túy. Do máy tính đã trở thành phổ biến nên việc cai nghiện game có phần khó khăn hơn. Đối với người nghiện game, Chơi game online cũng quan trọng như ăn, uống và hít thở vậy.
• Cần phải làm các bước sau:
 - Ngừng hoàn toàn việc chơi game. Không thể cai nghiện game bằng cách giới hạn thời gian chơi game, điều này giống như nghe người nghiện rượu hứa rằng họ sẽ bỏ rượu mà chuyển sang uống… bia.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng trường hợp vì một thời gian dài người bệnh ăn uống thất thường.
- Điều trị những rối loạn tâm thần do nghiện game gây ra như hoang tưởng, trầm cảm, lo âu và các rối loạn hành vi. 
- Thời gian điều trị nghiện game phụ thuộc vào đáp ứng với điều trị của từng người bệnh nhưng trung bình không dưới 24 tháng.


 Liên hệ điều trị
ThS.Bs Đinh Hữu Uân 0913511475