STRESS VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA


STRESS VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA
 
ThS.BS. Đinh Hữu Uân
Phụ trách Văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến BVTTW1

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường  mắc các triệu chứng về tiêu hóa như: đầy bụng, chậm tiêu…  sau yếu tố căng thẳng thần kinh, mệt mỏi kéo dài. Căng thẳng có thể gây suy yếu hệ tiêu hóa và rối loạn hệ miễn dịch của đường ruột.
Stress là gì?
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động  nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Hay nói cách khác stress là khả năng đương đầu với các biến cố trong cuộc sống.
Yếu tố thuận lợi gây stress:
Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm…
Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…
Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…
Loại hình thần kinh của bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…
Các loại hình của stress.
Stress có thể ảnh hưởng đến bạn ở cả hai hình thức: ngay tức khắc (stress cấp tính) và theo thời gian (stress mãn tính)
Stress cấp tính (ngắn hạn) là sự phản ứng lại trong chốc lát của cơ thể đến bất kỳ trạng thái nào mà có vẻ như cực kỳ khắt khe và nguy hiểm. Mức độ stress của bạn còn phụ thuộc vào stress dữ dội như thế nào, lần cuối cùng trong bao lâu và bạn đối phó với tình trạng đó ra sao.
Hầu như qua một thời gian, cơ thể bạn nhanh chóng được hồi phục do stress cấp tính. Nhưng căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu nó xảy ra quá thường xuyên hoặc nếu cơ thể bạn không có khả năng để hồi phục. Với những người có vấn đề về tim, stress cấp tính có thể gây ra triệu chứng rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí ngừng tim.
Stress mãn tính (dài hạn) gây ra bởi tình trạng căng thẳng hoặc các sự kiện kéo dài trong một thời gian dài. Điều này có thể bao gồm: có một công việc khó khăn hay đối phó với các dấu hiệu của bệnh mãn tính. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe trước đó, thì stress có thể làm nó tồi tệ hơn.
Tác động của stress tới hệ tiêu hóa
Tác động của stress tới hệ tiêu hóa không chỉ dừng lại ở khó tiêu. Stress  có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, chậm tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress đóng vai trò lớn trong nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: IBS, GERD,…
Dạ dày và ruột thực chất có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ cột sống, do đó các bác sĩ coi hệ tiêu hóa là một “bộ não nhỏ”. Một xa lộ các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa, và thông tin được truyền đi hai chiều. Serotonin là một hormon rất quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Điều đáng chú ý là khoảng 95% hormone này nằm trong hệ tiêu hóa chứ không phải ở não.
Khi bị stress nặng, não sản sinh ra các hormone làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và andrenaline phục vụ cho việc chống chọi lại stress. Đôi khi các hormone này ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, làm cho bạn không muốn ăn gì khi bị stress, một số trường hợp lại kích thích cơn đói của bạn, làm cho bạn cảm thấy thèm ăn khi bị stress. Mỗi người có mức độ và cách thức phản ứng khác nhau với stress, tuy nhiên có một số ảnh hưởng chung mà stress tác động lên hệ tiêu hóa.
Nếu bạn có các vấn đề về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày, chứng ruột bị kích thích, stress có thể làm cho triệu chứng xấu đi.
Trên thực tế, hệ thần kinh trung ương của cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hóa. Nếu bạn quá căng thẳng, hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây co cơ, khó tiêu.
Stress có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa),  ảnh hưởng tới nhu động ruột, ợ nóng, cản trở miễn dịch của đường ruột. Ngoài ra, stress còn góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa sau: khó tiêu, trào ngược dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng và bệnh Crohn…
Là sao phòng ngừa các tác hại do stress ?
Ta luôn nhận thức rằng bất cứ một sang chấn tâm lý (stress) nào cũng có  hai mặt. Phần tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển của con người, làm con người sắn rỏi vững vàng trong cuộc sống. Phần tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến đến sức khỏe  nói chung và đặc biệt là hệ tiêu hóa nói riêng.
Để loại trừ stress bạn nên thực hiện như sau:
- Hạn chế những yếu tố thuận lợi có thể gây nên stress.
- Giữ cho thái độ, suy nghĩ đúng  đắn, tích cực. Điều quan trọng là thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực. Vì căng thẳng tâm lý là do những suy nghĩ tạo nên theo cách nhận thức hoàn cảnh của mỗi người. Chúng ta hành động và cảm nhận theo những gì chúng ta nghĩ.
- Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn. Hiểu đúng vần đề sẽ giúp bạn loại bỏ được những nỗi lo sợ, lo âu, oán giận, buồn bã, v.v. mà hậu quả là căng thẳng tâm lý.
- Một chế độ ăn uống đầy đủ giàu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (Niacin), B6 và B12, C, E và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và tinh bột.
- Nghỉ ngơi hoàn toàn chủ yếu bằng cách thư giãn thực sự.
- Mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao. Chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội…
Nếu thực hiện những điều trên mà vẫn không hết căng thẳng, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.
Nếu bạn bị các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng kích thích ruột, viêm loét dạ dày đồng thời thường xuyên bị stress, hãy sử dụng thuốc an thần để giảm bớt mức độ và ảnh hưởng của stress tới hệ tiêu hóa; giảm tiết axit để tránh gây đau và loét đường tiêu hóa; tăng cường miễn dịch và sức đề kháng của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên dùng thuốc hướng thần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của Bác sĩ chuyên khoa. 
 

Hội chứng ruột kích thích là một nhóm các triệu chứng-bao gồm đau bụng và các thay đổi về mô típ nhu động ruột mà không có bằng chứng là do bất kì thương tổn nào gây ra. Các triệu chứng này xảy ra trong thời gian dài, thời là nhiều năm. Hội chứng được phân loại vào bốn nhóm chính là IBS-D (hay tiêu chảy), IBS-C (hay táo bón), IBS-M (vừa hay tiêu chảy vừa hay táo bón), và IBS-U (không hay tiêu chảy cũng như táo bón). Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến lỡ nhỡ việc đi học hay đi làm. Các rối loạn như lo âu, trầm cảm nặng, và hội chứng mệt mỏi mạn, là thường gặp trong số những người biểu hiện hội chứng ruột kích thích.

Các nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa rõ ràng. Các giả thuyết bao gồm các vấn đề về trục ruột-não, các vấn đề về sự phát triển quá mức vi khuẩn ruột non, các yếu tố di truyền, sự nhạy cảm thức ăn, và nhu động ruột. Đợt bệnh có thể là do bị châm ngòi bởi một nhiễm trùng đường ruột,  hay một sự kiện cuộc sống căng thẳng. Hội chứng ruột kích thích là một bệnh rối loạn ruột về chức năng. Chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh và không có các đặc tính nguy hiểm cần lưu ý. Các đặc điểm cần lưu ý gồm bệnh xảy ra ở bệnh nhân tuổi lớn hơn 50, sụt cân, máu trong phân, hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm ruột. Các tình hình sức khỏe khác có thể có bệnh trạng gần giống gồm có bệnh bụng, viêm ruột vi thể, bệnh viêm ruột, kém hấp thu axít mật, và ung thư đại trực tràng.

Đó là loại bệnh kéo dài nhưng lành tính, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Dù không có biện pháp chữa trị cho hội chứng ruột kích thích IBS (Irritable bowel syndrome), có một số cách điều trị để làm giảm triệu chứng, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc, dùng lợi khuẩn và can thiệp tâm lý. Việc giáo dục bệnh nhân và một mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân-bác sĩ là một vấn đề quan trọng.

Khoảng 10 đến 15% dân số ở các nước đã phát triển được cho là bị ảnh hưởng ít nhiều bởi IBS. Bệnh thường gặp hơn ở Nam Mỹ và hiếm gặp hơn ở Đông Nam Á. Bệnh nhân nữ đông gấp đôi bệnh nhân nam và thường xảy bệnh trước 45 tuổi. IBS có vẻ như tuổi càng cao càng hiếm gặp. IBS không ảnh hưởng đến tuổi thọ dự đoán cũng như không dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác. Mô tả đầu tiên về bệnh là bào năm 1820, còn thuật ngữ "hội chứng ruột kích thích" được bắt đầu sử dụng vào năm 1944.

Đây là loại bệnh rất khó chẩn đoán vì có nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh đường ruột khác như bệnh do ký sinh trùng đường ruột, viêm ruột, ung thư ruột,... Hội chứng ruột kích thích IBS không dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng trong hầu hết các bệnh nhân.Tuy nhiên, nó là một nguồn cơn đau kinh niên, mệt mỏi, và các triệu chứng khác và góp phần làm cho vắng mặt khỏi công sở, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ cao của IB, cùng với chi phí tăng, sản xuất một căn bệnh với chi phí xã hội cao. Tuy nhiên, cũng được coi là một bệnh mãn tính và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Triệu chứng: Tùy theo mỗi bệnh nhân mà có những triệu chứng khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian.

liên hệ trị liệu Ths.Bs Đinh Hữu Uân 0913511475