CHÁN ĂN TÂM THẦN


CHÁN ĂN TÂM THẦN
1. Lâm sàng
 Chán ăn tâm thần  ( hay còn gọi là chán ăn tâm lý, biếng ăn tâm lý) được đề cập đến lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, chán ăn tâm thần bao gồm những thái độ, ý định làm cho bản thân càng gầy càng tốt. Thực vậy, nói một cách ngắn gọn lại về chán ăn là sự giảm cân một cách đáng kể. Nhìn chung có 2 cách giảm cân và kiểm soát nó. Cách thứ nhất, cách cổ điển: tự ép mình ăn đói và kiểu 2 là cứ ăn uống no nê rồi sau đó cho nôn ra hoặc dùng thuốc tẩy.
Theo DSM-IV-TR, những biểu hiện chính của chứng chán ăn tâm thần là:
·      Từ chối việc giữ cho trọng lượng ở trên mức tối thiểu của cân nặng bình thường với cùng độ tuổi và chiều cao
·       Sợ hãi cực độ đối với việc tăng cân mặc dù đang thiếu cân
·       Rối loạn nhận thức về cơ thể, bị ảnh hưởng quá mức (phi lí) bởi cân nặng và hình dáng bên ngoài lên tự đánh giá hoặc phủ nhận sự nghiêm trọng của xu hướng giảm cân
·        Ngừng kinh nguyệt khi thực sự chán ăn.
- Có 80%  – 90% số người chán ăn tâm thần là nữ,
- Lứa tuổi phổ biến là tuổi dậy thì từ 14-18 tuổi
- Khoảng 0,02 % dân số và 0,1% số thanh nữ mắc chứng chán ăn tâm thần.
Với hầu hết những người mắc chứng chán ăn, việc kiểm soát cân nặng là một vấn đề rất lâu dài. Trong một nghiên cứu cho thấy 21 năm sau sự thừa nhận đầu tiên, chỉ hơn một nửa số phụ nữ được coi là chán ăn có thể "bình phục hoàn toàn", 21% số phụ nữ bình phục một phần và 10% vẫn bị chẩn đoán là có đầy đủ các dấu hiệu của chứng chán ăn. Một số cố tìm sự giúp đỡ hoặc bất kỳ hình thức trị liệu nào, và 16% đã chết vì các nguyên nhân liên quan tới chứng chán ăn.
Rất nhiều người mắc chứng chán ăn đã tiếp tục phát triển thành kiểu thói quen ăn uống của chứng cuồng ăn tâm thần. Khác với rất nhiều rối loạn sức khoẻ tâm thần khác, chứng chán ăn phổ biến hơn với những phụ nữ thuộc tầng lớp kinh tế xã hội cao, và có những người còn giành được những học hàm, học vị cao.
Do né tránh với việc ăn uống mà hầu hết những người chán ăn thường bận tâm nhiều đến các suy nghĩ về thức ăn. Họ có thể dùng hầu hết thời gian của họ để nghĩ về thức ăn, chuẩn bị thức ăn cho bản thân hoặc người khác, hoặc xem họ ăn. Họ có thể kể những giấc mơ về thức ăn, kinh nghiệm trải qua khi đói và kiềm chế những cơn thèm ăn. Trong chiến lược giảm cân của họ thường có những bài tập ở cường độ cao hoặc các hành động để làm tiêu hao calo. Hầu hết, nhưng không phải là tất cả, những người mắc chứng chán ăn đều có biểu tượng méo mó về hình thể, đề cao việc đánh giá sự cân đối của cơ thể, có suy nghĩ tiêu cực về vẻ bề ngoài của mình. Các vấn đề tâm lí bao gồm trầm cảm nhẹ, có xu hướng rối loạn ám ảnh và lo âu thường có trong chứng chán ăn.
Việc kiểm soát và giảm cân kết hợp với chán ăn có thể mang tới một số hậu quả về sức khoẻ:
+ Hậu quả của chán ăn tâm thần
- Mất kinh
- Loãng xương,
- Giảm huyết áp,
- Da khô, nứt nẻ,
- Tóc khô tóc khô và dễ gãy.
-Vấn đề về sức khoẻ có thể trở nên nghiêm trọng về mặt trao đổi chất và chuyển hoá, đe doạ đến tính mạng. Theo một nghiên cứu, 21% người mắc chứng chán ăn chết do nguyên nhân chung là đói và tự sát (Steinhausen và Glanville 1983).

2.Điều trị 
liệu pháp hóa dược kết hợp với liệu pháp tâm lý